Hiện nay, số lượng người mắc tiểu đường ngày càng nhiều và đang gây những biến chứng khủng khiếp cho người mắc bệnh. Điển hình như bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư…
Những
biến chứng trên hoàn toàn có thể phòng chống được ở mức cộng đồng, song
nhận thức của đa phần người dân về bệnh này còn hạn chế, thường nhập
viện muộn sau 7-10 năm, khi bệnh đã bắt đầu xuất hiện biến chứng, dẫn
đến chi phí điều trị vô cùng tốn kém.
Những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường:
Tổn thương thần kinh ngoại vi
Tổn thương hệ thần kinh là biến chứng thường thấy nhất ở bệnh nhân bị tiểu đường. Nguyên nhân gây ra biến chứng này là
do lượng đường trong máu quá cao, làm tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi
dây thần kinh từ đó dẫn đến việc yếu cơ, thay đổi cảm giác, tê bì hoặc
kim châm. Tổn thương thần kinh ngoại vi dễ dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử,
gây loét và có thể phải cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng.
Loét nặng ở bàn chân bệnh nhân tiểu đường
Ảnh hưởng thận
Bệnh
nhân tiểu đường với lượng đường huyết cao trong máu gây tổn thương tế
bào vi mạch thận, làm giảm chức năng lọc, bài tiết nước tiểu của thận.
Bệnh nặng dẫn đến suy thận và huỷ hoại chức năng của thận, dẫn đến việc
đi tiểu với lượng đường cao trong nước tiểu thường thấy ở bệnh nhân tiểu
đường.
Mô hình mô tả bệnh nhân tiểu đường bị suy thận
Biến chứng mắt
Với
lượng đường huyết trong mạch máu cao, khiến cho những mạch máu nhỏ tại
võng mạc bị nghẽn, có thể bị vỡ gây tấy đỏ, sưng ứ gây ra tổn thương mắt
và các bệnh võng mạc. Ngoài ra, các biến chứng của bệnh tiểu đường còn
gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, gây mù loà.
Mắt người bệnh tiểu đường bị tổn thương nặng nề |
Tổn thương mạch máu và tim
Bệnh tiểu đường còn gây ra các biến chứng nguy hiểm về các mạch máu và tim.
Khi các dấu hiệu tổn thương mạch máu, tim ngày càng nặng thì bệnh nhân
rất dễ bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến
mạch máu não gây bại liệt hoặc tử vong.
Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim |
Đoản chi và nhiễm trùng
Bệnh
nhân tiểu đường cũng rất dễ bị nhiễm trùng và có thể bị nhiễm trùng ở
bất cứ bộ phận nào điển hình như: răng miệng, lợi, nhiễm trùng da gây
mụn nhọt, nấm, nhiễm trùng đường tiểu bàng quang, thận… Và một hậu quả
nghiêm trọng phổ biến ở các bệnh nhân tiểu đường là phải tháo khớp chi
(còn gọi là hiện tượng đoản chi)..
Bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng vùng da ở bàn tay |
Giải pháp điều trị phù hợp?
- Ổn
định đường huyết: Là biện pháp cơ bản nhất trong điều trị bệnh tiểu
đường. Bệnh nhân cần được hướng dẫn và theo dõi chặt chẽ hằng ngày. Nếu
theo dõi thường xuyên và ổn định đường huyết ở mức bình thường người
bệnh sẽ có thể sinh hoạt bình thường và tránh được các tổn thương của
bệnh.
- Có
nhịp sống lành mạnh, kế hoạch ăn uống phù hợp, tập thể dục đều đặn và
vừa sức. Đặc biệt sống vui vẻ và làm việc vừa sức là một giải pháp tối
ưu cho những người bệnh tiểu đường trong độ tuổi lao động.
- Sử
dụng thuốc điều trị tiểu đường hoặc tiêm insullin để kiểm soát đường
huyết. Kết hợp dùng thuốc Tây Y với các loại thảo dược trong y học cổ
truyền để tăng hiệu quả và giảm thiểu chi phí điều trị. Hạt Methi Ấn Độ -
một loại thảo dược được các nghiên cứu trên thế giới và của WHO đã
chứng minh khả năng hạ đường huyết khi thử trên thú vật và cả khi thử
nghiệm lâm sàng nơi người (Phytotherapy Research Số 12/1998) và Công
trình nghiên cứu của Tiến sĩ Manoj Bhat, nhà khoa học tại NCCS (National
Centre for Cell Science – Trung tâm nghiên cứu khoa học tế bào quốc gia
Ấn Độ) khi ông nghiên cứu về “Hiệu quả hạ đường huyết của hạt methi”,
được công bố trên tạp chí “Phytotherapy Research” và “The British
Journal of Pharmacology”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét