Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Những bộ Kinh vô hình

 
Tetsugen, một sinh viên môn Thiền, quyết thực hiện một công trình lớn: in bảy ngàn bản kinh Phật, vốn cho tới lúc ấy, mới có bản văn bằng tiếng Tàu.

Anh rảo khắp nước Nhật để quyên góp tiền bạc cho dự án của mình. Một vài người giàu tặng anh tới cả trăm đồng vàng, nhưng phần lớn anh nhận là những đồng xu nhỏ của những người làm nông. Tetsugen biểu lộ một lòng biết ơn như nhau đối với người cho, không kể ít nhiều.

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

1001 cách dùng đồ của dân đi bụi

Đã chuẩn bị kỹ, bê nguyên cả nhà đi 'phượt' mà đôi khi vẫn bị thiếu đồ, bạn hãy thử vận dụng những 'chiêu' dưới đây.
Túi nilon:
Túi nilon đựng đồ: Đây là công dụng lớn nhất của túi nion. Hãy cất quần áo trong những túi nilon sạch rồi mới cho vào balo hay túi. Những chiếc túi nilon bảo đảm cho bạn đồ đạc sẽ không bị mưa ướt hay bị mùi khi nhét vào cốp ôtô.
Túi nilon làm thùng đựng nước: Trong những trường hợp phải nấu nướng giữa trời, chiếc túi nilon sẽ giúp bạn lấy nước và giữ nước cho cả buổi ăn chơi.
Túi nilon bọc chân: Nếu chẳng may bạn không mang ủng đi mưa, hãy làm hai chiếc túi nilon bọc lại đôi giày, vừa giữ cho giày đỡ ướt, vừa bảo vệ đôi chân. Túi nilon cũng có thể dùng để bọc đầu gối, để tránh bị lạnh gối khi gặp mưa.
Túi nilon bọc đồ: Công dụng của túi nilon dùng cho mùa mưa rõ ràng nhất, hãy bọc hết balo hay túi của bạn trong túi nilon, để bạn có thể yên tâm chạy xe mà không lo mưa ướt hay bụi bẩn.
Túi nilon là áo mưa: Một túi nilon to, có thể là túi rác sạch, cắt bỏ đầu và hai tay, vậy là ta đã có một chiếc áo mưa đơn giản cho trời mưa nhỏ.
Ngoài các công dụng thường thấy, mọi vật dụng mang theo đều có ích cho chuyến đi của bạn.

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

LÀM SAO ĐỂ VIẾT CHỮ ĐẸP?

Khó mà đánh giá chữ viết tay – dù là chữ của người lớn, giáo viên, hay của học sinh – khi không được cung cấp nhiều mẫu chữ viết của cùng một đối tượng và các yếu tố nhất định chưa được xác định rõ. Vì trong chữ viết tay bạn sẽ có mẫu viết chậm, suy nghĩ cẩn thận rồi mới viết (có lẽ có được sau một thời gian dài tập luyện) và bên cạnh đó, là tốc ký, bởi nhiều khi người viết cảm thấy viết nhanh mới chính là viết chữ và anh ta không hề muốn dùng kỷ luật để gò bó tay mình bằng những nỗ lực hao tốn thời gian.
 

Tác giả Fairbank có viết về điểm này ở cuốn A Handwriting Manual, trong tiểu luận “Freedom and Control”, trang 24, phiên bản thứ 6:
“Tính dễ đọc của chữ viết được đảm bảo nhờ kỷ luật và kiểm soát. Chữ viết tay cursive (viết không nhấc bút lên) của người lớn có được qua nhiều năm kinh nghiệm liên tiếp và thành thạo, cùng với một thói quen tốt có từ khi còn bé. Mỗi người viết trưởng thành sẽ cân bằng tự do và kiểm soát; còn về mặt vô thức thì mỗi khi viết, mức độ tự do sẽ bằng hai lần kiểm soát. Học sinh tiểu/trung học phải tập kỷ luật viết chữ; còn thanh niên viết với tốc độ càng nhanh càng tốt, trong lúc vội họ hy sinh luôn nét thanh thoát uyển chuyển của chữ viết. Bởi thế, giai đoạn rèn luyện cẩn thận có thể bù vào tính vội vàng cẩu thả.”

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Mẫu giáo Nhật làm tôi "choáng váng"

Chẳng lạ gì chuyện đi nhà trẻ, vậy mà tôi vẫn "há hốc miệng" khi thấy những điều "kì quặc" ở trường mầm non Nhật.

Trước khi đến Nhật Bản, Tiantian – con gái tôi cũng đã học 1 năm tại một trường mầm non ở quê hương. Nói vậy để biết chúng tôi không hề xa lạ gì với chuyện đi học mẫu giáo. Tuy nhiên, những gì tôi được chứng kiến ở trường mầm non tại xứ Phù tang vẫn khiến tôi phải “choáng váng”. Tôi xin kể ra đây 8 điều “kì quặc” về mẫu giáo tại Nhật Bản:
1. Nhiều túi một cách kì lạ
Ngày đầu tiên nhập học, các cô giáo đã giải thích với tôi là cần chuẩn bị cho bé 1 loạt các loại túi với đủ kích cỡ khác nhau. Một túi để sách vở, một túi chăn, một chiếc túi để đồ dùng ăn uống, một hộp để đồ dùng ăn uống, một túi quần áo, một túi quần áo thay, một túi quần áo để cất đồ sau khi thay ra, và một túi để giày. Sau đó, các cô còn cẩn thận dặn dò: chiếc túi A phải có chiều dài như vậy-và-như vậy, túi B phải có chiều rộng như vậy - và - như vậy, túi C phải phù hợp với túi D và E phải đựng được trong túi F. Tôi quả thật chỉ có thể “há hốc mồm”. Một số nhà trẻ thậm chí còn yêu cầu mẹ phải tự tay may túi cho con.


Túi đựng chăn


Từ trái sang: Túi quần áo, túi đựng sách và túi đựng giày
Sau hai năm đi học mẫu giáo thì chúng tôi đã quen với nó, và những đứa trẻ trở nên rất giỏi trong việc đặt những thứ vào đúng chỗ của nó. Tôi thường nghĩ rằng đây cũng chính là lý do mà người dân Kyoto không ngại việc phân loại rác của họ bởi họ đã được dạy điều này ngay từ tấm bé.

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Những sai lầm phổ biến khi sử dụng quạt máy

Sử dụng quạt máy lâu dài và liên tục ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, có thể gây đau đầu, mệt mỏi, thậm chí tê liệt dây thần kinh.  
 Theo khuyến cáo của các bác sĩ trên trang Yourhealth, ngày càng nhiều người gặp vấn đề về sức khỏe liên quan đến thói quen sử dụng quạt máy. Một số bệnh nhân kể rằng, sau một đêm ngủ phơi mình dưới gió quạt, khi tỉnh dậy thấy phần thân dưới lạnh toát, nhất là bàn chân, kèm theo cảm giác mệt mỏi, khát nước, chóng mặt và chán ăn.
Vấn đề này được lý giải như sau: Khi quạt máy thổi gió trực tiếp vào người sẽ gây nên hiện tượng bốc hơi nước trên bề mặt da. Nhiệt độ bề mặt giảm sẽ kéo theo hiện tượng giảm nhiệt độ ở các cơ quan nội tạng. Vì lý do này mà nhiều người thường cảm thấy lạnh ở một phần hoặc toàn thân, kèm theo đó là cảm giác mệt mỏi, khát nước, chóng mặt. Tình trạng càng trở nên tồi tệ nếu dùng quạt không đúng cách, chẳng hạn: 
1. Dùng quạt trong thời gian quá lâu
Sự bốc hơi trên bề mặt da làm giảm nhiệt độ cơ thể tỷ lệ thuận với khoảng thời gian sử dụng quạt. Vì thế sẽ tốt hơn nếu chúng ta chỉ dùng quạt làm mát trong vòng 10 đến 20 phút, sau đó đi tắm. Không nên phơi cơ thể trực tiếp dưới quạt điện lâu hơn "ngưỡng" thời gian đó.

Ảnh minh họa: Yourhealth.

Cách thắt vòng sinh tồn

Dụng cụ gồm: Một móc khóa và 1m8 dây dù



Hướng dẫn sửa xe máy cơ bản khi đi phượt


Bài học này gồm 4 phần theo mức độ từ dễ đến … dễ

* Phần I – Tháo/Lắp bánh trước
* Phần II – Tháo/Lắp bánh sau
* Phần III – Vá xe, thay săm
* Phần IV – Kiểm tra và thay Bugi

Bộ đồ nghề vá xe của dân Phượt

Bộ đồ vá xe cho dân Phượt (Mấy cái này nếu đi phượt bằng xe đạp, xe máy thì đừng quên nhé)

- Bơm mini em mua 25k 1 cái.

- 3 cái móc lốp 15k/3 cái.
- 1 cái tròng 19mm tháo trục bánh xe. Xe nào mua cỡ đó.
- 1 hoặc 2 hộp miếng vá + keo vá xăm 10k 1 hộp gồm 24 miếng vá + lọ keo có mà vá tẹt ga. 1 cuộn băng dính đen - lưu ý là băng dính đen cũng có thể vá săm được nhé, em băng vết thủng nhỏ mà cả mấy tháng rồi chả bị sao. tất nhiên là bí ra ta mới làm thế
- 1 mỏ nết.
- 2 cái săm mới 1 trước 1 sau..
- 1 cái mài xăm em tự làm bằng miếng vỏ hộp sữa lấy đinh 1 đục ra.

Nguồn: Phuot.vn