Khó mà đánh giá chữ viết tay – dù là chữ của người lớn, giáo
viên, hay của học sinh – khi không được cung cấp nhiều mẫu chữ viết của
cùng một đối tượng và các yếu tố nhất định chưa được xác định rõ. Vì
trong chữ viết tay bạn sẽ có mẫu viết chậm, suy nghĩ cẩn thận rồi mới
viết (có lẽ có được sau một thời gian dài tập luyện) và bên cạnh đó, là
tốc ký, bởi nhiều khi người viết cảm thấy viết nhanh mới chính là viết
chữ và anh ta không hề muốn dùng kỷ luật để gò bó tay mình bằng những nỗ
lực hao tốn thời gian.
Tác giả Fairbank có viết về điểm này ở cuốn A Handwriting Manual, trong tiểu luận “Freedom and Control”, trang 24, phiên bản thứ 6:
“Tính dễ đọc của chữ viết được đảm bảo nhờ kỷ luật và kiểm soát. Chữ viết tay cursive (viết không nhấc bút lên) của người lớn có được qua nhiều năm kinh nghiệm liên tiếp và thành thạo, cùng với một thói quen tốt có từ khi còn bé. Mỗi người viết trưởng thành sẽ cân bằng tự do và kiểm soát; còn về mặt vô thức thì mỗi khi viết, mức độ tự do sẽ bằng hai lần kiểm soát. Học sinh tiểu/trung học phải tập kỷ luật viết chữ; còn thanh niên viết với tốc độ càng nhanh càng tốt, trong lúc vội họ hy sinh luôn nét thanh thoát uyển chuyển của chữ viết. Bởi thế, giai đoạn rèn luyện cẩn thận có thể bù vào tính vội vàng cẩu thả.”
Trong kiểu chữ Italic (nghiêng), có hai khả năng: một là viết chậm, với độ chính xác cao, để đạt đến nét chữ đẹp nhất; hai là viết nhanh phóng khoáng và uyển chuyển nhịp nhàng.
Tôi tin rằng, trong bất kỳ lời đánh giá công bằng nào về chữ viết của một cá nhân, cần phải có ít nhất 3 mẫu chữ: chữ viết thông thường, chữ viết kỹ nhất, và chữ viết nhanh nhất. Nhóm đầu tiên sẽ minh họa cho kiểu viết thông thường, mà từ đó xác định được tính dễ đọc (legibility) của nó, được xem như mức độ thành công trong giao tiếp xã hội của mỗi cá nhân. Từ nhóm thứ hai, chúng ta có thể xác định rằng các đối tượng có biết những quy tắc căn bản đã học hay không, hoặc là nên được dạy những quy tắc nào trong phong cách viết của họ; đây là chỗ cần thực hiện những sửa đổi cần thiết mà cuối cùng sẽ làm cho cách viết thoải mái và nhanh chóng hơn. Từ nhóm thứ ba, chúng ta đánh giá xem chữ viết của đối tượng có giá trị thực tiễn tới cá nhân trong khả năng viết ý tưởng ra giấy trong một khoảng thời gian tối thiểu mà vẫn có thể… đọc ra những ghi chép đó không.
a) Nhận biết vấn đề và mong muốn hoàn thiện nó;
b) Học những cử động mới bằng cách rèn luyện cần cù, ý thức và chậm để luyện tay mình quên đi thói quen cũ, và thay vào đó bằng thói quen mới;
c) Tạo thói quen viết mới cho tay bằng sự tăng tốc một cách cẩn thận và kiên nhẫn của những cử động mới chậm rãi và kỹ lưỡng;
d) Thói quen mới đã ăn vào tiềm thức khi tay thực hiện những cử động mà không có bất kỳ nỗ lực nhận thức nào từ người viết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét