Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Kích thước - hoạt động - boom nguyên tử ngày ấy và bây giờ !

Kích thước boom hạt nhân theo tỷ lệ người
Số lượng boom hạt nhân phân bố trên toàn thế giới
Boom hạt nhân ở hai trạng thái an toàn và chiến đấu


Cách đầu đạn hạt nhân hoạt động !

Đầu đạn được xếp trong tên lửa đẩy

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Toàn văn hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Đã thông qua năm 2013


LỜI NÓI ĐẦU
Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, Nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam.
Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, Nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân. Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bằng ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc, được sự giúp đỡ của bạn bè trên thế giới, Nhân dân ta đã giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.  
Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.


 
CHƯƠNG I
CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ
Điều 1
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
Điều 2  
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. 
3. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Điều 3
Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện....

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Cách ngồi thoải mái khi đi xe máy đường dài

Xe máy không phải là tàu hay xe dường nằm, vì thế để có thể ngồi thoải mái, không mệt mỏi khi đi xe máy đường dài là một kỹ năng cần học.

Sự cơ động của xe máy khiến loại phương tiện này vẫn được trọng dụng dù để đi xa hiện nay có thể dùng xe khách, tàu, máy bay hay ôtô cá nhân. Đặc biệt, với những người ham mê đi "phượt" thì học cách ngồi thế nào để thoải mái chinh phục quãng đường hàng trăm cây số là một vấn đề thiết yếu.
 
1. Thả lỏng
Điều đầu tiên cần ghi nhớ đó là phải thả lỏng hết các cơ trước khi lên đường. Để có thể thả lỏng các bộ phận, cần ngủ đủ giấc đêm trước khi xuất hành. Bên cạnh đó, trước khi lên xe nên thực hiện một vài động tác thể dục nhẹ nhàng để giãn cơ, đặc biệt cho những bộ phận có khớp kết nối như cổ tay, chân, ngón tay, chân, cổ, lưng...
 
2. Uống nhiều nước
271922-10150294322265932-64417-1244-3546
Tác hại của việc không uống đủ nước trước hành trình dài.
Trước khi bắt đầu nên uống nhiều nước. Mục địch của việc nạp nhiều nước vào cơ thể là chống mất nước nếu đi dưới thời tiết nắng nóng. Bên cạnh đó, nước giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, điều cần thiết khi cơ thể ở một vị trí không thay đổi. Nước ở đây được hiểu là nước khoáng, nước tinh khiết chứ không phải những đồ uống có cồn hay chứa nhiều chất kích thích như cafein,cocain...
 
3. Ăn mặc phù hợp
Ăn mặc phù hợp tức đảm bảo an toàn nếu không may xảy ra va chạm, trượt ngã đồng thời không gây khó chịu vì nhiệt độ chênh lệch giữa cơ thể và môi trường. Nếu có điều kiện tốt nhất nên mua những bộ đồ bảo hộ khi đi xe máy, môtô. Loại vải và kết cấu đặc biệt sẽ giúp điều tiết luồng gió làm mát hay giữ ấm cơ thể. Nếu không sử dụng những áo khoác thoáng, có khả năng thấm mồ hôi, đặc biệt chất liệu chịu được ma sát.
 
4. Nén cơ bắp
Nén cơ bắp bằng cách sử dụng những chiếc quần áo lót có tác dụng bó chẽn cơ thể, đây là cách các tay đua hay sử dụng trước khi mặc bộ đồ bảo hộ ra bên ngoài. Tác dụng của loại áo bó chẽn là giữ những bó cơ tại chỗ, không bị rung động nhiều và chống đau nhức nếu đi đường dài.
 
5. Điều chỉnh chiếc xe cho phù hợp
Mỗi xe có cách cấu tạo cũng như khung sườn khác nhau, bên cạnh đó mỗi người cũng lại có chiều cao, cân nặng khác nhau. Do đó, để phù hợp nhất nên điều chỉnh các chi tiết liên quan trực tiếp đến tư thế ngồi xe của mỗi người như tay lái, gác để chân, yên xe. Ngoài ra để tăng tính khí động học, chống ảnh hưởng của sức gió có thể lắp thêm kính chắn gió sao cho phù hợp nhất với kết cấu mỗi xe. 
 
6. Giữ tay ấm
Giữ tay ấm là điều tối quan trọng bởi quyết định trực tiếp tới các xử lý tay lái khi đi đường, chính vì thế những chiếc môtô đường trường hiện nay được thiết kế có thêm hệ thống sưởi ấm tay lái. Ngoài việc đeo găng tay, nếu gặp thời tiết quá lạnh nên sử dụng thêm một găng tay cao su y tế để lót, hoặc thêm các loại hóa chất có tác dụng làm ấm vào trong găng tay.
 
7. Tập thể dục trên xe
171061-10150118008980932-17729-4214-1953
Tức là thay đổi vị trí ngồi trong suốt hành trình. Không ngồi im một chỗ mà thay đổi tư thế như nhấc mông, duỗi chân, thả lỏng từng bên tay lái, lắc đầu, cổ... trên những đoạn đường thẳng an toàn. Không thay đổi, cựa quậy khi xe đang vào cua hay tăng tốc vì có thể làm mất quán tính của xe, gây tai nạn.
 
8. Nghỉ ngơi
Đương nhiên rồi, nghỉ ngơi là điều rất cần thiết khi thực hiện những chuyến đi dài. Khi nghỉ giữa chừng nên thực hiện một số động tác thể dục như trước khi lên xe, bài tiết, nạp thêm chất lỏng cần thiết như nước tinh khiết, nước khoáng chất. Thời gian nghỉ ngơi trên hành trình nên đều đặn, khoảng sau mỗi 1 giờ chạy xe.
Minh Hy

Bảng phí hỏa táng - tại Bình Hưng Hòa


Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Bí quyết khám phá một thành phố mới

Đặt chân đến vùng đất mới, bạn cảm thấy hứng thú hơn bao giờ hết. Tuy vậy trước và sau khi lên đường, bạn hãy dành chút thời gian để chuẩn bị cho bản thân.
 
Hãy cứ thử lạc đường
Ngày nay với công nghệ hiện đại, bạn khó có thể bị lạc ở những thành phố. Điện thoại thông minh có tích hợp 3G và bản đồ chỉ là vài trong số các phương tiện giúp bạn dễ dàng tìm đường đi. Nhiều ứng dụng (apps) như Google Maps, Yelp, Tripadvisor…, đều có bản đồ và thông tin bình luận từ người dùng về điểm đến.
Tuy vậy thi thoảng bạn cũng nên thử bớt phụ thuộc vào máy móc mà dựa vào chính giác quan du lịch của mình. Biết đâu bạn sẽ tìm thấy quán ăn mới lạ, điểm vui chơi không có trong sách chỉ dẫn, gặp gỡ những cư dân bản địa thân thiện. Điều này chỉ nên áp dụng tại những đô thị tương đối an toàn, đông người qua lại và dễ tìm người để hỏi thăm.
Thử bị lạc trong một đô thị lớn và để dòng người cuốn bạn đến những điểm mới lạ.

....

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

Bí quyết quản lý thời gian: Bỏ cái gì vào trong bình trước !


Không có chủ đích




** Đây là một ví dụ về quản lý thời gian.
Trong một chiếc bình người ta bỏ những viên đá lớn vào lọ sau đó là những viên sỏi nhỏ hơn, sau nữa là cát, cuối cùng là nước. Chiếc bình sẽ tận dụng tối đa không gian. Cũng như vậy nếu người ta bỏ sỏi hoặc cát vào trước thì những hòn đá lớn ko tài nào bỏ thêm vào được nữa. Ai cũng có 24 tiếng một ngày 365 ngày một năm, nếu biết  đặt những dự định lớn vào trước và có kế hoạch  thực hiện chúng thì sẽ có thể hoàn thành, bằng không chỉ có những điều vụn vặt lấp đầy thời gian của chúng ta.