Sự cơ động của xe máy khiến loại phương tiện này vẫn được trọng dụng dù
để đi xa hiện nay có thể dùng xe khách, tàu, máy bay hay ôtô cá nhân.
Đặc biệt, với những người ham mê đi "phượt" thì học cách ngồi thế nào để
thoải mái chinh phục quãng đường hàng trăm cây số là một vấn đề thiết
yếu.
1. Thả lỏng
Điều đầu tiên cần ghi nhớ đó là phải thả lỏng hết các cơ trước khi lên
đường. Để có thể thả lỏng các bộ phận, cần ngủ đủ giấc đêm trước khi
xuất hành. Bên cạnh đó, trước khi lên xe nên thực hiện một vài động tác
thể dục nhẹ nhàng để giãn cơ, đặc biệt cho những bộ phận có khớp kết nối
như cổ tay, chân, ngón tay, chân, cổ, lưng...
2. Uống nhiều nước
Tác hại của việc không uống đủ nước trước hành trình dài.
|
Trước khi bắt đầu nên uống nhiều nước. Mục địch của việc nạp nhiều nước
vào cơ thể là chống mất nước nếu đi dưới thời tiết nắng nóng. Bên cạnh
đó, nước giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, điều cần thiết khi cơ
thể ở một vị trí không thay đổi. Nước ở đây được hiểu là nước khoáng,
nước tinh khiết chứ không phải những đồ uống có cồn hay chứa nhiều chất
kích thích như cafein,cocain...
3. Ăn mặc phù hợp
Ăn mặc phù hợp tức đảm bảo an toàn nếu không may xảy ra va chạm, trượt
ngã đồng thời không gây khó chịu vì nhiệt độ chênh lệch giữa cơ thể và
môi trường. Nếu có điều kiện tốt nhất nên mua những bộ đồ bảo hộ khi đi
xe máy, môtô. Loại vải và kết cấu đặc biệt sẽ giúp điều tiết luồng gió
làm mát hay giữ ấm cơ thể. Nếu không sử dụng những áo khoác thoáng, có
khả năng thấm mồ hôi, đặc biệt chất liệu chịu được ma sát.
4. Nén cơ bắp
Nén cơ bắp bằng cách sử dụng những chiếc quần áo lót có tác dụng bó
chẽn cơ thể, đây là cách các tay đua hay sử dụng trước khi mặc bộ đồ bảo
hộ ra bên ngoài. Tác dụng của loại áo bó chẽn là giữ những bó cơ tại
chỗ, không bị rung động nhiều và chống đau nhức nếu đi đường dài.
5. Điều chỉnh chiếc xe cho phù hợp
Mỗi xe có cách cấu tạo cũng như khung sườn khác nhau, bên cạnh đó mỗi
người cũng lại có chiều cao, cân nặng khác nhau. Do đó, để phù hợp nhất
nên điều chỉnh các chi tiết liên quan trực tiếp đến tư thế ngồi xe của
mỗi người như tay lái, gác để chân, yên xe. Ngoài ra để tăng tính khí
động học, chống ảnh hưởng của sức gió có thể lắp thêm kính chắn gió sao
cho phù hợp nhất với kết cấu mỗi xe.
6. Giữ tay ấm
Giữ tay ấm là điều tối quan trọng bởi quyết định trực tiếp tới các xử
lý tay lái khi đi đường, chính vì thế những chiếc môtô đường trường hiện
nay được thiết kế có thêm hệ thống sưởi ấm tay lái. Ngoài việc đeo găng
tay, nếu gặp thời tiết quá lạnh nên sử dụng thêm một găng tay cao su y
tế để lót, hoặc thêm các loại hóa chất có tác dụng làm ấm vào trong găng
tay.
7. Tập thể dục trên xe
Tức là thay đổi vị trí ngồi trong suốt hành trình. Không ngồi im một
chỗ mà thay đổi tư thế như nhấc mông, duỗi chân, thả lỏng từng bên tay
lái, lắc đầu, cổ... trên những đoạn đường thẳng an toàn. Không thay đổi,
cựa quậy khi xe đang vào cua hay tăng tốc vì có thể làm mất quán tính
của xe, gây tai nạn.
8. Nghỉ ngơi
Đương nhiên rồi, nghỉ ngơi là điều rất cần thiết khi thực hiện những
chuyến đi dài. Khi nghỉ giữa chừng nên thực hiện một số động tác thể dục
như trước khi lên xe, bài tiết, nạp thêm chất lỏng cần thiết như nước
tinh khiết, nước khoáng chất. Thời gian nghỉ ngơi trên hành trình nên
đều đặn, khoảng sau mỗi 1 giờ chạy xe.
Minh Hy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét