Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Nơi đầu tiên bạn nhìn trong 1 bức ảnh hay website là gì?

eye tracker heatmap baby 2Sáng nay vừa đọc được một bài viết khá thú vị về đề tài thiết kế giao diện người dùng và độ khả dụng (User Interface Design and Usability) của James Breeze với tựa đề là “You look where they look“.
Bài viết đề cập đến việc người dùng sẽ nhìn vào đâu trong 1 giao diện web hay 1 bức hình trên mạng. Thông qua việc sử dụng các bộ theo dõi hướng nhìn của mắt (eye tracker), và thí nghiệm trên nhiều người đã cho kết quả là người dùng có xu hướng nhìn vào khuôn mặt trên màn hình đồng thời nhìn theo hướng mắt của nhân vật trong hình.



" Lạc quan "

Bạn có khi nào không dám ra ngoài đường chỉ vì mỗi ngày giở tờ báo ra xem đều đọc được tin tức về tai nạn giao thông?

Đương nhiên không! Đây gọi là chứng “mắc nghẹn bỏ ăn”. Nói chính xác hơn là thấy người ta mắc nghẹn mà mình không dám ăn. Không hiếm người nói thế này: bây giờ tỷ lệ ly hôn cao quá, tôi chẳng dám yêu đương gì nữa. Tương tự như thế, không ít phụ nữ nghe được nhiều trường hợp ngoại

tình lại bắt đầu lo nghĩ về chồng mình.

Sống ở trên đời cần phải biết lạc quan chứ ! Trong trường hợp trên, lạc quan chính là niềm tin. Dù con đường xe cộ trước mặt nườm nượp, thật là nguy hiểm, song nhất định tôi sẽ qua bên kia đường mà không hề hấn gì. Chỉ cần cẩn thận là được rồi, không nên sợ đến nỗi không dám qua đường.

Cách đơn giản phòng tránh bệnh tiểu đường

Tiểu đường đã trở thành một căn bệnh phổ biến, nghiêm trọng trong xã hội hiện nay đặc biệt là bệnh tiểu đường type 2.




Mặc dù căn bệnh này rất phổ biến nhưng chúng ta nên biết rằng nó hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng lối sống lành mạnh và ăn uống khoa học. Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn phòng tránh mắc phải căn bệnh này:
1. Giảm cân
Giảm trọng lượng cơ thể là cách đơn giản nhất để đưa bạn ra khỏi vòng nguy hiểm của căn bệnh tiểu đường. Những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ cao nhất mắc căn bệnh này. Theo các bác sĩ, ngay cả đối với bệnh tiểu đường type 2, chúng ta cũng có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh bằng cách giảm cân. Điều quan trọng là bạn kiểm soát được lượng calo bổ sung vào cơ thể mỗi ngày và chăm chỉ tập luyện thể thao đều đặn.

10 triệu chứng mắc bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường, kẻ giết người thầm lặng, xảy ra khá phổ biến nhưng nhiều người đã không biết mình mắc bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng giúp bạn sớm phát hiện căn bệnh này nhằm có giải pháp chữa trị kịp thời.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Hiện nay, số lượng người mắc tiểu đường ngày càng nhiều và đang gây những biến chứng khủng khiếp cho người mắc bệnh. Điển hình như bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư…

Những triệu chứng của bệnh tiểu đường

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy rất đói, rất mệt mỏi, kèm với khát và đi tiểu nhiều, có thể bạn đã bị tiểu đường, loại bệnh đang có xu hướng ngày một tăng. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo căn bệnh này.
Tiểu đường xảy ra khi lượng đường trong máu bạn tăng quá cao do cơ thể không sản xuất đủ insulin - hoóc môn giúp tế bào hấp thụ đường từ máu - hoặc insulin làm việc không hiệu quả.
Theo Ủy ban Dịch vụ con người và Sức khỏe Mỹ, các triệu chứng thường gặp của tiểu đường gồm:
- Khát và đi tiểu quá nhiều
- Thường xuyên cảm thấy rất đói
- Cảm giác rất mệt mỏi
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Thường xuyên nhiễm trùng hoặc các vết thương không lành
- Nhìn mờ
- Tê hoặc ngứa ran ở tay và chân
- Da khô, ngứa.
Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số các triệu chứng trên, hãy đi khám bác sĩ để kiểm tra tiểu đường, đặc biệt nếu bạn trên 45 tuổi.
T. An (theo HealthDay News)

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Độc đáo chợ Kim Biên


Nhắc tới tên chợ Kim Biên, những ai từng đi hoặc am hiểu về chợ đều biết ở đây có vô vàn mặt hàng từ linh kện điện thoại, vi tính, hóa chất, kính mát, mỹ phẩm, đồ chơi trẻ em, dụng cụ bảo hộ lao động…

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Bổn sư của tôi ! Người mà tôi hằng kính trọng.


Thượng tọa Tiến sĩ Thích Nhật Từ, Phó thư ký, Ban Phật giáo quốc tế TƯ, GHPGVN.Phó ban kiêm tổng thư ký Ban hoằng pháp Thành hội Phật giáo TP.HCM.Trụ trì Chùa Giác Ngộ, Tp.HCM.

Thầy Thích Nhật Từ sinh năm 1969 tại Sài Gòn. Sau khi tốt nghiệp phổ thông cấp 2, thầy đã xuất gia với Hòa thượng Thích Thiện Huệ tại chùa Giác Ngộ và tiếp nhận giới Tỳ-kheo vào năm 1988 tại Đại giới đàn Đồng Tháp. Thầy Nhật Từ làm trụ trì chùa Giác Ngộ từ năm 1992 và thành lập hội Đạo Phật Ngày Nay vào năm 2000. Thầy đã chia sẻ pháp thoại cho cộng đồng người Việt trong nước cũng như ở Hoa Kỳ và Úc châu, dấn thân hoằng pháp thông qua các hoạt động văn hóa, giáo dục và từ thiện, nhằm mang lại lợi lạc cho cá nhân và xã hội.

TRÌNH ĐỘ

- Bằng đại cương cử nhân Anh văn (Trường đại học Sư phạm TP.HCM, 1994).
- Cao học triết học (Đại học Delhi, 1997).

- Tiến sĩ triết học (Đại học Allahabad, 2002).

VAI TRÒ HỌC ĐƯỜNG

- Trưởng Bộ môn Triết học Phật giáo, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM.
- Phó thư ký Hội đồng điều hành, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM.

- Phó thư ký Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam.

- Thành viên Ban biên tập Đại tạng Kinh Việt Nam.



VAI TRÒ TRONG GIÁO HỘI

- Giám đốc, hội Đạo Phật Ngày Nay.

- 1992 đến nay: Trụ trì chùa Giác Ngộ.

- 2002-2012: Phó thư ký, Ban Phật giáo quốc tế TƯ, GHPGVN.

- 2002-2007: Ủy viên Ban trị sự Thành hội Phật giáo TP.HCM.

- 2006-2012: Phó ban kiêm tổng thư ký Ban hoằng pháp Thành hội Phật giáo TP.HCM.
KINH NGHIỆM LÀM VIỆC

- 1988 đến nay: Tác giả và dịch giả của trên 20 sách về Phật giáo.
- 1991-1994: Thành viên biên tập, Từ điển Phật học Huệ Quang (9 tập).
- 2002-2007: Thư ký Ban văn hóa Thành hội Phật giáo TP.HCM.
- 2002-2006: Chủ nhiệm Câu lạc bộ văn nghệ Phật giáo.
- 2005-2006: Thành viên Ủy ban tổ chức quốc tế, đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (Bangkok).
- 2006-2007: Phó chủ nhiệm Ban thư ký quốc tế, đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (Bangkok).
- Đã từng giảng dạy hoằng pháp học và triết học và Phật học tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, lớp Cao cấp giảng sư, các trường Phật học tại TP.HCM, Bà Rịa Vũng Tàu, Cần Thơ.
- Giảng trên 400 pháp thoại tại chùa Giác Ngộ, chùa Hoằng Pháp, chùa Xá Lợi, chùa Ấn Quang, chùa Phổ Quang, chùa Đức Quang, chùa Giác Nguyên và một số các chùa ở các tỉnh thành khác.
- Tổ chức nhiều triển lãm nghệ thuật Phật giáo và các chương trình văn nghệ Phật giáo tại một số chùa và HTV trong vòng ba năm qua.
- Là nhà hoạt động xã hội, thầy Nhật Từ làm từ thiện, góp phần vơi đi nỗi khổ niềm đau, giúp người thiên tai, hỗ trợ người già và tàn tật, trẻ em mồ côi, mổ mắt từ thiện và các hoạt động khác.
HỘI THẢO KHOA HỌC

Thầy Nhật Từ đã tham dự và thuyết trình các hội thảo trong nước và nước ngoài, cụ thể như: Phật giáo và du lịch tâm linh (New Delhi), Hội thảo tăng đoàn Phật giáo quốc tế Phật Quang Sơn (Cao Hùng), Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo lần thứ IV (Bangkok), Hội thảo giáo dục Phật giáo tại Pháp Cổ Sơn (Đài Bắc), Diễn đàn Phật giáo thế giới lần thứ I (Hàng Châu), Hội thảo của Hội Liên hữu Phật tử thế giới lần 23 (Cao Hùng), Hội thảo Phật giáo thế giới lần thứ nhất (Kandy), Hội thảo PG quốc tế về Phật giáo trong thời đại mới (TP.HCM), Hội thảo Phật giáo nhập thế (TP.HCM), Hội thảo quốc tế về Châu Á đa dân tộc và đa ngôn ngữ (TP.HCM), Hội thảo Phật giáo thế giới tại trường Mahachulalongkorn năm 2006 và 2007.

BIÊN TẬP VÀ XUẤT BẢN

- Biên tập trang Đạo Phật Ngày Nay: http://buddhismtoday.com và trang Tủ Sách Phật Học http://tusachphathoc.com
- Biên tập và xuất bản Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay (trên 50 tác phẩm về nhiều chủ đề khác nhau, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và hành trì).
- Tác giả và biên tập chương trình Pháp âm Đạo Phật Ngày Nay (trên 300 CD và VCD đã được phổ biến từ năm 2005).
- Biên tập và xuất bản Âm nhạc Đạo Phật Ngày Nay (trên 20 album), Cổ nhạc Đạo Phật Ngày Nay (trên 10 album) và tiếng thơ Đạo Phật Ngày Nay (trên 60 CD).
- Biên tập và xuất bản chương trình âm thanh hóa Đại Tạng Kinh Việt Nam dạng MP3 (bao gồm kinh tạng Pali, kinh tạng A-hàm và kinh tạng Đại thừa đã được dịch Việt). Phổ biến trên trang nhà http://tusachphathoc.com

CÁC KHÓA TU
- Tổ chức và điều phối khóa tu “Một ngày an lạc” tại chùa Phổ Quang và khóa tu cho người ung bướu tại chùa Giác Ngộ, nửa tháng một lần.
- Thuyết giảng và hướng dẫn thiền cho hàng ngàn trại viên tại các trung tâm bảo trợ xã hội như TTBTXH Tân Hiệp, TTBTXH Bình Phước (khoảng 1300 người), TTBTXH Chánh Phú Hòa (khoảng 500 người), TTBTXH Phú Nghĩa (khoảng 400 người), TTBTXH Bà Rịa Vũng Tàu (khoảng 800 người), TT người già và tàn tật Thạnh Lộc (khoảng 600 người), Trung tâm thanh thiếu niên 3 (khoảng 400 người) v.v…
- Thường thuyết giảng và hướng dẫn ăn chay cho gần 2000 phạm nhân tại trại giam K.20 huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, nhằm giúp phạm nhân chuyển hóa tâm tánh, làm lại cuộc đời.

NƠI LÀM VIỆC
- Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, 750 Nguyễn Kiệm, Phú Nhuận, TP. HCM, Việt Nam.

ĐỊA CHỈ THƯỜNG TRÚ
Chùa Giác Ngộ, 92 Nguyễn Chí Thanh, P.3, Q.10, TP.HCM, Việt Nam.
ĐT: +84-8-8... +84-908....
Email: thichnhattu@yahoo.com & buddhismtodayinc@yahoo.com
Website: http://www.buddhismtoday.com & http://www.tusachphathoc.com

TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN (CHỌN LỌC)
- Tạp chí Tư Tưởng Phật Giáo, biên tập. Sài Gòn: 1991.
- Kinh Tụng Hằng Ngày. TP.HCM: NXBTG, 1994.
- Cẩm Nang Viết Khảo Luận, Luận Văn và Luận Án. TP. HCM, NXB TP.HCM, 2002.
- Nghi Thức Sám Hối. TP.HCM: NXBTG, 2002.
- Kinh A-di-đà. TP.HCM: NXBTG, 2003.
- Nghi Thức Cầu An. TP.HCM: NXBTG, 2003.
- Nghi Thức Cầu Siêu. TP.HCM: NXBTG, 2003.
- Từ điển Phật học Huệ Quang, 8 tập (cộng tác). TP.HCM: NXBTG, 2005.
- Phê Bình “Thần Học Ky-tô giáo theo Cung Cách Châu Á.” Santa Ana: NXB Giao Điểm, 2005.
- Nghi Thức Phật Đản. TP.HCM: NXBTG, 2006.
- Kinh Vu-lan và Báo Ân Cha Mẹ. TP.HCM: NXBTG, 2007.
- Chuyển Hóa Cảm Xúc. TP.HCM: NXBTG, 2006.
- Phương Trời Thong Dong. TP.HCM: NXBTG, 2007.
- Hiểu Thương và Tùy Hỷ. TP.HCM: NXBTG, 2007.